Ý nghĩa biểu tượng hoa Anh Đào

Nhắc đến Nhật Bản, người ta không thể không nhắc đến một trong những biểu tượng đặc trưng của đất nước này. Đó chính là hoa Anh Đào. Ngoài vẻ đẹp thuần khiết khiến con người phải mê mẩn thì hoa Anh Đào còn có rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng và được coi là biểu tượng cho quốc hoa xứ sở mặt trời mọc. Người Nhật Bản từng có một câu nói bất hủ:”Nếu làm hoa xin làm hoa Anh Đào, nếu là người xin thành võ sĩ đạo”. Để hiểu được vì sao hoa Anh Đào trở thành biểu tượng tinh thần và sức mạnh của Nhật Bản. Hãy cùng Chúng tôi tại Việt Nam đi tìm hiểu nhé.

Du học Nhật Bản kỳ tháng 4 hàng năm sẽ có cơ hội ngắm hoa Anh Đào

Trong những bài viết trước, chúng mình đã cùng các bạn tìm hiểu về Núi Phú Sĩ Nhật Bản và trang phục truyền thống Kimono của Nhật. Còn nội dung bài viết này nói về ý nghĩa của hoa Anh Đào. Vào dịp cuối tháng 3 và đầu tháng 4 là thời điểm hoa Anh Đào nở rộ trên khắp đất nước Nhật. Nếu đi du học Nhật Bản vào kỳ tháng 4 hàng năm, bạn sẽ có cơ hội được ngắm hoa Anh Đào.

Ý nghĩa của hoa Anh Đào

Hoa Anh Đào biểu tượng cho sức sống mãnh liệt

Hoa Anh Đào biểu tượng cho sức sống mãnh liệt

Hoa Anh Đào có vẻ đẹp mong manh rực rỡ khi nở rộ thành từng mảng. Chính hình ảnh đó mang đến một thông điệp: “Con người dù ở trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải cố gắng vươn lên và không được đầu hàng số phận”. Thời gian tồn tại của một bông hoa Anh Đào kéo dài từ 7-15 ngày, trung bình khoảng 1 tuần. Do vậy, loài hoa này biểu tượng cho sự ngắn ngủi bi thương của võ sĩ Samurai. Theo truyền thuyết kể lại rằng, hoa Anh Đào được sinh ra từ thanh kiếm của võ sĩ Samurai. Sau khi người võ sĩ này tự kết liễu sinh mạng mình bằng thanh kiếm đó tại vùng núi Phú Sĩ. Vì vậy, hoa Anh Đào được người Nhật coi là linh hồn của tinh thần võ sĩ đạo.

Hoa Anh Đào biểu tượng của cái đẹp

Hoa Anh Đào biểu tượng của cái đẹp

Hiện nay, hoa Anh Đào được trồng ở nhiều nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,…nhưng khi nhắc đến hoa Anh Đào, người ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản. Tại Nhật, có hơn 200 loài hoa Anh Đào được phát hiện. Có loại hoa mọc dại trên núi, có loại hoa lai được tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoại của con người. Một số loại hoa tiêu biểu như: Oyamsakura, Yamasakura, Oshimasakura, Edohigan, Someiyoshino, Kasumisakura.

Vào mùa hoa Anh Đào nở rộ, người Nhật thường tụ tập ở nơi có nhiều cây hoa như bờ sông, đền, chùa, công viên,…để ngắm hoa. Ở đó, họ vừa uống rượu saka, ăn uống, hát hò vừa ngắm vẻ đẹp của hoa Anh Đào. Hình ảnh những bông hoa nở rộ như báo hiệu một mùa xuân mang đến những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Vào tuần thứ 2 của tháng 4, lễ hội hoa Anh Đào được tổ chức khắp nơi để đón chào mùa xuân mới.

Mặc dù hoa Anh Đào rất đẹp nhưng thời gian tồn tại ngắn ngủi, lúc hoa tàn cũng là thời điểm hoa nở đẹp nhất. Không giống như các loài hoa khác, loài hoa này chỉ cần một cơn gió thoáng qua là cánh hoa đã lìa cành. Vì thế, nó đã trở thành biểu tượng cho cái đẹp đối với người Nhật.

Hoa Anh Đào biểu tượng của sự khiêm nhưỡng & nhẫn nhịn

Hoa Anh Đào biểu tượng của sự khiêm nhưỡng & nhẫn nhịn

Ngoài biểu tượng đặc trưng cho sức sống mãnh liệt, cái đẹp, hoa Anh Đào còn biểu tượng cho sự khiêm nhường nhẫn nhịn. Truyền thống Nhật Bản có quy tắc, lễ nghi mà mọi người phải tuân theo tùy thuộc vào mối quan hệ xã hội, địa vị xã hội của từng người tham gia trong giao tiếp. Biểu hiện trong quá trình giao tiếp  của người Nhật là thực hiện nghi thức chào hỏi. Tất cả lời chào của người Nhật đều phải cúi mình và kiểu cúi chào phụ thuộc vào mối quan hệ xã hội và địa vị xã hội của từng người khi tham gia giao tiếp.

Người Nhật có ý thức tự trọng rất cao và chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy thoải mái. Họ không bao giờ làm phiền người khác bởi cảm xúc riêng của mình. Cho dù họ đang gặp phải những chuyện đau buồn nhưng khi nói chuyện, họ vẫn luôn mỉm cười. Đó là tính cách khiêm nhường, nhẫn nhịn giống như bông hoa Anh Đào sẵn sàng rơi xuống dù cho đang ở độ xuân sắc.